Dòng Nội dung
1
Bảo tồn di tích lịch sử văn hoá : Giáo trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành Bảo tàng / Trịnh Thị Minh Đức, Phạm Thu Hương.
Hà Nội : Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
215 tr. : bảng ; 21 cm.

Giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa là trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quát về các loại hình di tích lịch sử - văn hóa ở Việt Nam; về sự phân cấp quản lý các di tích lịch sử văn hóa ở Việt Nam theo pháp luật Việt Nam và theo các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết; về hiện trạng và chính sách bảo tồn các di tích lịch sử -văn hóa ở Việt Nam; về các giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc… của các di tích lịch sử - văn hóa đối với di sản văn hóa Việt Nam.
Đầu mục:1

2
Bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội / Nguyễn Chí Bền chủ biên,..
Hà Nội : Nxb. Hà Nội, 2019.
401tr. : bảng ; 24cm.

Cuốn sách cung cấp một cái nhìn bao quát nhất về các di sản vật thể tại vùng đất Thăng Long trong nhiều giai đoạn khác nhau. Những di tích khảo cổ mang dấu ấn lịch sử đại diện cho thời kì hưng thịnh của một số triều đại như thành Cổ Loa, Hoàng thành Thăng Long… Bên cạnh đó là hàng loạt các di tích kiến trúc – nghệ thuật bao gồm quần thể kiến trúc đình, chùa, các đền, miếu trải đều khắp vùng đất Thăng Long – Hà Nội. Phải kể đến như là chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, đền Sóc Sơn… và hàng loạt các đình làng trên địa bàn Thăng Long – Hà Nội mà ngày nay vẫn được duy trì. Ngoài ra, còn có các di tích cách mạng - kháng chiến là bộ phận cấu thành hệ thống các di tích văn hóa, đồng thời là bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa vật thể Thăng Long – Hà Nội.
Đầu mục:1

3
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội / Võ Quang Trọng chủ biên,...
Hà Nội : Nxb. Hà Nội, 2010.
296 tr. ; 27 cm.

Trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể. Giới thiệu các loại hình di sản, giá trị của di sản cùng các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội
Đầu mục:1

4
Cork oak woodlands on the edge : Ecology, adaptive management, and restoration / Ed.: James Aronson, João S. Pereira, Juli G. Pausas
Washington, DC : Island Press, 2009
xvii, 315 p. : fig., phot. ; 23 cm

Giới thiệu về gỗ sồi từ trước đến nay là một loài quan trọng ở phía tây Địa Trung Hải - về mặt sinh thái như một tán cây hoặc cây “khung” trong rừng tự nhiên, và về mặt văn hóa là một nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế làm nền tảng cho nền kinh tế địa phương. Cả rừng tự nhiên và các hệ thống văn hóa có nguồn gốc đang trải qua sự thay đổi nhanh chóng, và liệu chúng có đủ khả năng chống chịu với sự thay đổi đó hay không là một câu hỏi mở
Đầu mục:1

5
Địa chí văn hoá Việt Nam : Giáo trình dùng cho sinh viên đại học và cao đẳng các ngành Văn hoá / Nguyễn Văn Cần
Hà Nội : Lao động, 2011
195tr. ; 29cm.

Kiến thức cơ bản về lí luận địa chí văn hoá, các khái niệm, đặc trưng, phân loại, giá trị của địa chí văn hoá, lịch sử hình thành và phát triển địa chí văn hoá ở Việt Nam. Phương pháp bổ sung, bảo quản, khai thác, biên soạn địa chí văn hóa.
Đầu mục:1